CHĂM SÓC DA
SAO PHẢI
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
BỨC XẠ MẶT TRỜI
SOLAR RADIATION
Tia UVA có liên quan đến lão hóa da, cùng với tác động của UVB làm ức chế miễn dịch da. Dẫn đến tình trạng ung thư da như u hắc tố ác tính, ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC) và ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC. Tuy nhiên, tia UVA và UVB làm hỏng DNA thông qua các cơ chế khác nhau. Do mức độ thâm nhập vào da phụ thuộc vào bước sóng, UVB chủ yếu được hấp thụ bởi các thành phần tế bào biểu bì (protein, DNA). Trong khi đó, UVA xâm nhập sâu vào lớp đáy của biểu bì và nguyên bào sợi của da. Ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh rằng tia UVA kết hợp với các chất ô nhiễm môi trường thông thường, như PAHs làm tăng đáng kể hiện tượng ảnh hưởng ánh sáng có thể nhìn thấy trên da.
Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
AIR POLLUTION
Làn da bạn hoạt động như một lá chắn sinh học chống lại các chất ô nhiễm không khí hoá học và vật lý có tính oxy hoá. Nhưng việc tiếp xúc lâu dài hoặc lặp đi lặp lại với mức độ cao của các chất ô nhiễm này có thể có những tác động tiêu cực sấu sắc đến làn da. Viêkc da tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí góp phần làm lão hoá và kích ứng da. Các tình trạng viêm da hoặc dị ứng như chàm, vẩy nến hoặc mụn trứng cá. Trong đó ung thư da là ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.
KHÍ HẬU THAY ĐỔI
CLIMATE CHANGE
Da là cơ quan tiếp xúc nhiều nhất với môi trường. Do đó, các bệnh ngoài da có xu hướng nhạy cảm cao với khí hậu. Ví dụ, sự nóng lên toàn cầu, nạn phá rừng và thay đổi lượng mưa có liên quan đến sự khác biệt trong phân bố địa lý của các vật trung gian của một số bệnh truyền nhiễm (bệnh leishmaniasis, bệnh lyme, v.v.) bằng cách thay đổi sự lây lan của chúng. Môi trường ấm và ẩm ướt cũng có thể khuyến khích sự xâm nhập của da do vi khuẩn và nấm. Trên thực tế, khi chuyển mùa số bệnh nhân gặp vấn đề da liểu thường tăng lên.
HẠT VI NHỰA
Những hạt nhựa rắn có kích thước từ 5 mm trở xuống và không hòa tan trong nước. Được sử dụng bởi nhiều ngành công nghiệp cho nhiều mục đích khác nhau. Bao gồm cả làm thành phần trong mỹ phẩm chăm sóc da.
Đe doạ đến môi trường sống của sinh vật biển
1 SẢN PHẨM CÓ THỂ THẢI RA BIỂN ĐẾN 100.000 HẠT VI NHỰa
NHỮNG THÀNH PHẦN
TRONG MỸ PHẨM
GÂY HẠI ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Silicone được thêm kết cấu sản phẩm đẹp hơn. Và nhờ khả năng “lấp đầy”, khi sử dụng silicone bạn sẽ tóc cảm giác da và tóc mượt mà hơn. Tuy nhiên đây chỉ là da silicone trạm vào những khoảng trống trên da/tóc bạn tại nên cảm giác mượt ảo. Do Silicone khó rửa trôi, có thể đến tình trạng bít tắc lỗ chân lông và ngăn cảm các dưỡng chất thâm nhập vào da/tóc. Khi thải ra môi trường, Silicone không phân huỷ, có thể gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển.
PEGs là các hợp chất gốc dầu mỏ được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm. Điển hình như chất làm đặc, dung môi, chất làm mềm và chất mang ẩm. PEGs cũng là một dạng hạt vi nhựa, do đó khi thải ra môi trường cũng gây những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái.
Là một polymer tổng hợp hòa tan trong nước có trọng lượng phân tử cao của axit acrylic. Nó có đặc tính làm dày, nhũ hóa và ổn định. Nó tương thích với hầu như tất cả các chất hoạt động bề mặt không ion, anion và lưỡng tính. Acrylates Copolymer cũng là hạt vi nhựa và hệ thống xử lý nước thải không thể lọc được. Do đó khi thải ra môi trường, các loại sinh vật khác có thể vô tình ăn vào và có khả năng dẫn đến các tác động tiêu cực.
Parabens được sử dụng làm chất bảo quản trong mỹ phẩm và nằm trong số nhiều hóa chất bị cấm ở Liên minh Châu Âu (không bao gồm Mỹ). Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy Paraben trong mô của động vật biển, như cá heo và rái cá biển. Paraben có những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái. Có thể giết chết các rạn san hô và gây ra các vấn đề sinh sản ở động vật.
Hợp chất 1,4-dioxane là một chất gây ô nhiễm vi lượng trong một số sản phẩm mỹ phẩm. Nó không được sử dụng như một thành phần trong mỹ phẩm, nhưng có thể có một lượng rất nhỏ trong một số loại mỹ phẩm. 1,4-dioxane hình thành như một sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất một số thành phần mỹ phẩm. Các thành phần này bao gồm một số chất tẩy rửa, chất tạo bọt, chất nhũ hóa và dung môi có thể nhận dạng bằng tiền tố, từ hoặc âm tiết “PEG,” “Polyethylene”, “Polyethylene glycol,” “Polyoxyethylene,” “-eth-,” hoặc “-oxynol-. “
1,4 Dioxane cũng là một chất gây ung thư được biết đến với khả năng kết hợp với oxy trong khí quyển để tạo ra các peroxit gây nổ.
Methylisothiazolinone là một thành phàn được sử dụng như chất bảo quản trong mỹ phẩm. Giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm. Sử dụng chất này rất dễ gây kích ứng da và những tác động tiêu cực khác. Khi bị thải ra biển, Methylisothiazolinone có thể được xem là chất độc đe doạ đến các sinh vật biển.
Các chất Sulfate chẳng hạn như SLS (Sodium Lauryl Sulfate) là chất tạo ra bọt cho các sản phẩm như kem đánh răng, dầu gội và sữa tắm. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng nó có thể gây độc cho các sinh vật sống dưới nước. Hơn thể nữa,
Oxybenzone được sử dụng trong các loại kem chống nắng, gây ra tác động tiêu cực đối với san hô. Chúng góp phần tẩy trắng san hô (Coral bleaching) và được cho là một trong những yếu tố lớn nhất dẫn đến sự phá hủy rạn san hô.