CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ CHÀM DA DỨT ĐIỂM HAY KHÔNG?

Chắc có thể bạn chưa biết, trên thế giới, có khoảng 10% dân số mắc bệnh chàm da. Và con số này ngày càng tăng cao do những chuyển biến xấu đi của môi trường sống. Tưởng chừng chỉ là bệnh ngoài da nhẹ nhưng chàm da đã khiến cuộc sống của nhiều người trở nên khó chịu và phiền toái. Vì thế, điều trị chàm da dứt điểm luôn là mối quan tâm của nhiều người bệnh.

Những triệu chứng bệnh chàm da gây ngứa rát, làm người bệnh mất tập trung. Nổi mẩn đỏ, phát ban cũng làm cho làn da mất tính thẩm mỹ, người bệnh không còn tự tin nữa. Chưa kể, tình trạng gãi ngứa liên tục còn khiến vết chàm trên da dễ tổn thương, nhiễm trùng và lở loét nghiêm trọng nếu kéo dài. Và càng đáng lo hơn khi những biểu hiện trên thường lặp đi lặp lại, cứ tạm ngưng ít ngày rồi tái phát làm người bệnh chán nản.

Chính vì vậy mà những người đã và chưa mắc chàm da thường hay thắc mắc rằng liệu có thể điều trị chàm da dứt điểm hay không? Bài viết này sẽ có lời giải đáp rõ nhất cho câu hỏi đó.

BỆNH CHÀM LÀ GÌ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM

Trước tiên, chúng ta cần nhắc lại một số điều cơ bản về nó. Chàm da thực chất là tình trạng lớp gần bề mặt da bị tổn thương, phá hủy các tế bào xung quanh gây nên viêm nhiễm, ngứa rát. Tất cả những biểu hiện này đến từ việc hệ miễn dịch cơ thể đang tấn công các tế bào da. Đây là sự biến đổi không hề mong muốn bên trong cơ thể. Nguyên nhân chính của bệnh chàm da có thể là do cơ địa hoặc các tác động bên ngoài nhưng quy chung lại thì những yếu tố này đều tạo sự kích ứng khiến cơ thể phản kháng lại rồi dẫn đến viêm da, nổi mụn ngứa..

Vì thế điều trị chàm da dứt điểm là điều rất khó hay nói cách khác là không thể, đặc biệt là nhóm nguyên nhân do cơ địa, mắc chàm do di truyền. Theo các chuyên gia da liễu, điều trị chàm da chủ yếu là ngăn chặn tổn thương bề mặt da, phục hồi các vế đỏ, mụn nước, lở loét,…Và việc điều trị này chỉ thực sự hiệu quả khi vừa giải quyết được tình trạng viêm nhiễm hiện tại và phòng ngừa tình trạng tái phát.

4 giai doan cua benh cham

Điều trị viêm nhiễm

  • Cần xác định biểu hiện của chàm ướt hay chàm khô. Chàm ướt thì nên dùng thuốc tím dạng nước pha loãng rồi ngâm vết thương, sau đó bôi thuốc tím, Methylene hoặc Eosine để làm khô vết mụn nước để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng, bội nhiễm.
  • Vời chàm khô thì tình trạng sừng hóa sẽ dễ xuất hiện hơn, nó làm cho da khô ráp, ngày càng dày hơn. Để tránh tình trạng lớp sừng hóa gây tổn thương vùng da lân cận thì bệnh nhân được khuyên nên cắt sạch những vết nứt, vẩy cứng.
  • Bôi thuốc và dùng thuốc uống đặc trị nhưng phải theo toa chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không dùng những loại thuốc không rõ nguồn gốc, chưa hỏi qua ý kiến của người có chuyên môn hoặc áp dụng những cách chữa lưu truyền trong dân gian.
  • Bôi các loại kem dưỡng mềm da để làm dịu các vết chàm thô ráp, đặc biệt là dưỡng ẩm gót chân, kẽ ngón chân, ngón tay trong trường hợp chàm da bàn chân, bàn tay.
  • Trong lúc điều trị, hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất không tốt như nước rửa chén, thuốc nhuộm, thuốc nhuộm, hóa chất công nghiệp, xăng dầu.
  • Ngưng sử dụng đồ trang sức tiếp xúc vùng da đang có tình trạng viêm để tránh tổn thương do va chạm.
  • Hỏi bác sĩ về những loại thuốc khác đang sử dụng vì một số loại có thể gây tác dụng phụ không mong muốn làm cản trở hiệu quả điều trị.
  • Bình tĩnh theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không để bản thân rơi vào tình trạng stress quá mức có thể khiến triệu chứng chàm da tiến triển nặng hơn.

Phòng bệnh tốt nhất có thể

  • Dù việc điều trị chàm da dứt điểm là không thể nhưng nếu kiểm soát tốt thì bạn cũng có thể hạn chế tình trạng tái phát bệnh.
  • Thay đổi môi trường sống tốt hơn, hạn chế đến những vùng có không khí ô nhiễm.
  • Siêng năng tập luyện thể thao để tăng cao sức đề kháng của cơ thể.
  • Lựa chọn thực phẩm hàng ngày với tiêu chí gắt gao hơn, hãy để đến ý những loại thức ăn khiến cơ thể dễ bị kích ứng và né tránh tuyệt đối.
  • Không dùng thuốc kháng sinh bừa bãi khi chưa được bác sĩ kê toa. Điều này dễ làm mất cân bằng hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
  • Nên nhớ rằng những bệnh lý bên trong cơ thể đều có thể là nguyên nhân gây ra bệnh chàm da như viêm dạ dày, viêm phổi, thận yếu,…Phòng ngừa những bệnh này cũng có nghĩa là bạn phòng được chàm da tái phát.
  • Giữ gìn vệ sinh thân thể: tắm ít nhất 2 lần/ngày, giữ cơ thể thoáng mát.
  • Sử dụng mỹ phẩm thuần thiên nhiên, hạn chế những chất dễ gây kích ứng da như cồn, hương liệu,…
  • Một phương pháp đang được ưa chuộng dạo gần đây là sử dụng những dòng sản phẩm chăm sóc da, tóc có chứa nhiều men vi sinh. Bổ sung những men vi sinh tự nhiên có lợi cho việc tái tạo và cân bằng làn da được xem là cách bảo vệ khá chủ động cũng như giảm thiểu những triệu chứng chàm da.