Chàm da là căn bệnh da liễu khá phổ biến và có thể xuất hiện trên nhiều đối tượng từ trẻ em đến người trưởng thành. Theo ghi nhận của Bệnh Viện Da Liễu Trung Ương thì cứ 10 người đến khám bệnh liên quan đến da liễu, có 2 người được chẩn đoán mắc bệnh chàm da. Và xét ở các nước phương Tây thì chàm da cũng chiếm khoảng 17-25% các bệnh lý về da. Đây là một tỷ lệ rất cao nên những thông tin về nguyên nhân gây chàm da cũng như cách nhận biết căn bệnh này ngày càng được nhiều người quan tâm hơn.
Cơ chế và triệu chứng của bệnh chàm da
Dù không phải là căn bệnh quá nghiêm trọng nhưng chàm da ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và thẩm mỹ của người mắc phải. Bệnh chàm da hay trong y khoa còn gọi là Ezcema, bệnh chỉ tình trạng lớp nông của da bị viêm nhiễm và nó có thể tiến triển ngày càng nặng hoặc ngưng rồi tái phát gây nhiều phiền toái. Các bác sĩ cho rằng, bản chất của bệnh chàm da là do bên trong cơ thể có những sự thay đổi bất thường, bị kích ứng mà cụ thể, hệ miễn dịch thay vì bảo vệ, lại tấn công các tế bào da.
Sự tấn công bất hợp lý này sẽ dẫn đến các biểu hiện trên làn da như sau:
– Nổi ban, mẩn ngứa ở các vùng da khắp cơ thể, vùng da đầu, khi gãi gây cảm giác rát từ nhẹ đến nặng
– Mọc mụn nước li ti thành từng cụm trên da
– Mức độ nặng sẽ làm vùng da viêm bị sẫm màu và sừng hóa
– Tình trạng trên, ban đầu có thể xuất hiện với tần suất ít rồi dần nặng hơn, thậm chí gây viêm nhiễm nghiêm trọng nếu như bệnh nhân không can thiệp kịp thời
Những nguyên nhân gây chàm da được chia thành 2 nhóm gồm cơ địa và dị ứng nguyên
Nhóm nguyên nhân cơ địa
- Di truyền: Đây là một trong những nguyên nhân gây chàm da thường gặp nhất. Nếu cha mẹ mắc chàm da thì con cái sẽ có tỷ lệ mắc bệnh lên đến hơn 50%.
- Bệnh lý nền cấp tính và mãn tính: Những căn bệnh mãn tính về phổi, thận và HIV,… đều có khả năng biến chứng kèm theo bệnh chàm ngoài da. Ngoài ra nguyên nhân gây chàm da còn có thể liên quan đến loạt bệnh như viêm dạ dày, viêm đại tràng hay rối loại dây thần kinh vận động,… Tuy nhiên những nguyên nhân này vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh đủ tính thuyết phục.
- Hệ miễn dịch suy yếu: Để hệ miễn dịch cơ thể suy giảm do thói quen xấu như thức khuya, dùng chất kích thích thì hậu quả đầu tiên đó chính là các bệnh lý da liễu sẽ xuất hiện và bệnh chàm là một trong số đó.
Nhóm dị ứng nguyên hay còn gọi là các yếu tố bên ngoài gây kích ứng
- Môi trường sống: Không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi, khí hậu lạnh, ẩm thấp được cho nguyên nhân gây chàm da phổ biến nhưng con người khó tránh. Tất cả là do sự công nghiệp hóa ngày càng nhanh.
- Môi trường làm việc: Nhiều ngành nghề như xi măng, khai thác mỏ, nhuộm vải, dầu khí,… có nguy cơ mắc bệnh chàm da nhiều hơn những ngành nghề khác.
- Tiếp xúc sinh hoạt: Hóa chất độc hại tiếp xúc trực tiếp với làn da như nước rửa chén, sữa tắm,… kém chất lượng hoặc dược phẩm và thức ăn không phù hợp cũng có thể khiến da bị viêm nhiễm. Tuy nhiên những yếu tố này có thể ảnh hưởng nhẹ nếu sức đề kháng của cơ thể tốt.
- Vi sinh vật: Những vi sinh vật tồn tại trong môi trường tự nhiên nếu gặp điều kiện thuận lợi như thời tiết ẩm thấp, hoàn toàn có xâm nhập vào da và gây nên triệu chứng bệnh chàm.
- Vệ sinh kém: Nhiều người chủ quan, không có những phương pháp chăm sóc, vệ sinh cơ thể tốt, đặc biệt là da đầu. Điều này hoàn toàn có thể là những nguyên nhân gây chàm da nghiệm trọng. Cơ thể không được sạch sẽ, không loại bỏ được dầu thừa, bã nhờn trên da, khiến vi sinh vật, nấm men có cơ hội phát triển và gây hại đến làn da.
- Ngoài ra tâm lý người bệnh cũng là một trong những nguyên nhân gây chàm da mà ít người để ý đến. Thực tế cho thấytình trạng viêm nhiễm của người mắc bệnh chàm da có thể tiến triển nặng hơn khi họ căng thẳng, lo lắng hoặc gặp sang chấn tâm lý.
cách phòng và điều trị từ chính những nguyên nhân gây RA CHÀM DA
Hiện nay có rất nhiều phương pháp kể cả dân gian lẫn y học hiện đại để điều trị bệnh chàm da từ thuốc bôi đến thuốc uống. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu rõ những nguyên nhân trên để có thể phòng và điều trị tốt nhất.
Quan tâm hơn đến môi trường sống, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, các chiến dịch xanh, ít lạm dụng bao bì nhựa để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm bầu không khí. Điều này sẽ giúp làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh chàm da hơn.
Tập thói quen sống lành mạnh, tìm hiểu kỹ các sản phẩm hóa mỹ phẩm trước khi sử dụng, ưu tiên những sản phẩm dưỡng da thuần chay, không chứa những chất dễ gây kích ứng da.
Chỉ áp dụng những cách điều trị đã được kiểm nghiệm thực chứng để tránh trường hợp gây viêm nhiễm nặng nề, gây khó khăn cho việc phục hồi da.
CÙNG NATTIME KHÁM PHÁ CÁC SẢN PHẨM CHĂM SÓC DA CHÀM TẠI ĐÂY!