XÀ PHÒNG LÀM DA NHẠY CẢM HƠN KHI SỬ DỤNG

XÀ PHÒNG LÀM DA NHẠY CẢM HƠN DO SỰ KHÁC BIỆT VỀ ĐỘ PH

Xà phòng thường được điều chế bằng cách cho chất béo tác dụng với kiềm (NaOH hoặc KOH) bằng phản ứng xà phòng hoá. Sản phẩm tạo ra là muối natri hoặc kali của axit béo. Do đó xà phòng thường có độ pH mang tính kiềm (pH từ 8 – 11), đặc biệt là các loại xà phòng công nghiệp. Trong khi độ pH tự nhiên của da (bao gồm cả da đầu, da mặt và cơ thể) chỉ nằm ở khoảng 4.5 – 5.5. Sử dụng xà phòng sẽ làm rối loạn độ pH tự nhiên của da, làm da nhạy cảm hơn sau khi sử dụng. Nếu bạn thuộc tuýp da nhạy cảm, tình trạng này sẽ càng nghiêm trọng hơn, do da cần nhiều thời gian hơn để tự “quay về” mức pH tự nhiên.

LỊCH SỬ PHÁT HIỆN XÀ PHÒNG

Xà phòng được phát hiện bởi một người đàn ông thời tiền sử khi nhận ra sáp trong đống tro tàn của một ngọn lửa trại buổi tối xung quanh một mảnh cháy của thịt động vật. Nguyên liệu sáp này chính là xà phòng. Kali cacbonat từ đống tro tàn (KOH) đã thủy phân triglyceride từ mỡ động vật để tạo ra xà phòng kali và glycerol. Các ghi chép lịch sử thực tế cho thấy các nguyên liệu giống xà phòng được sử dụng bởi người Sumer vào năm 2500 trước Công nguyên và có tài liệu tham khảo về xà phòng trong hồ sơ Hy Lạp và La Mã và người Celt ở Bắc Âu. Khi nền văn minh châu Âu nổi lên từ thời kì đen tối vào thế kỉ thứ 9 và thứ 10, sản xuất xà phòng đã xuất hiện và tập trung tại Marseilles (Pháp), Savona (Italy) và Castilla (Tây Ban Nha). Trong giai đoạn này, xà phòng là một sản phẩm xa xỉ chỉ có ở những người giàu có. Sản xuất xà phòng khối lượng lớn bắt đầu vào thế kỷ 19 và được thành lập qua các thế kỷ với bao gói và thương hiệu riêng.

Chất tẩy rửa tổng hợp nổi lên vào thế kỷ 20 chủ yếu là các sản phẩm giặt giũ. Khi có rất nhiều loại chất tẩy rửa tổng hợp nhưng rất ít phù hợp để làm ra các dạng bánh làm sạch do khó để tạo ra một sản phẩm dạng rắn có thể duy trì hình thức vững chắc khi tiếp xúc nhiều với nước, đồng thời có khả năng chống rạn nứt, bể nát và có thể cứng sau khi khô giữa những lần sử dụng. Xà phòng phù hợp để làm ra các bánh làm sạch nhưng không hoàn toàn như vậy do các xà phòng bánh đầu tiên không khô và dễ nứt hoặc bị mềm nhão trong môi trường ẩm ướt. Các nhà sản xuất hiện đại có thể tạo ra những xà phòng bánh kiểm soát được thể chất khi sử dụng và khô giữa các lần sử dụng.

CƠ CHẾ LÀM SẠCH CỦA XÀ PHÒNG LÀM DA TRỞ NÊN NHẠY CẢM HƠN

Các tính chất của xà phòng giúp tẩy rửa hiệu quả nhưng nó có thể gây khô và gây kích ứng da. Mật độ điện tích cao của các nhóm đầu cacboxyl của phân tử xà phòng tăng cường liên kết với protein để làm sạch nhưng gây hại cho da. Xà phòng liên kết mạnh mẽ với protein của lớp sừng và làm rối loạn cơ chế giữ nước của các tế bào sừng. Xà phòng cũng làm biến tính các enzyme của lớp sừng rất cần thiết cho sự trưởng thành các tế bào sừng và sự bong tróc. Kết quả dẫn đến sự tích lũy của các tế bào sừng ở bề mặt da với đặc điểm là có vảy, bong tróc và thô sần kết hợp khô da.

Ngoài phá hủy protein, xà phòng và chất tẩy rửa khác có thể phá vỡ và loại bỏ lớp lipid kép của của lớp sừng. Các cấu trúc lưỡng cực của phân tử xà phòng tương tự như cấu trúc lưỡng cực của ba loại lipid chính tạo nên lớp lipid kép của lớp sừng (axit béo, cholesterol và các ceramide). Xà phòng làm phá vỡ cấu trúc màng kép của các lipid này trong lớp sừng và do đó làm giảm hiệu quả hàng rào bảo vệ nước của lớp sừng. Sự mất nước xuyên biểu bì (TEWL) được tăng lên qua các kẻ hở hàng rào. Ngoài ra, sự phá vỡ các cấu trúc lipid xung quanh lớp sừng tế bào cho phép các thành phần hòa tan tốt của yếu tố giữ ẩm tự nhiên của da (NMF) chứa trong cấu trúc protein của tế bào sừng thoát ra ngoài. Sự thoát ra được gia tăng bởi việc tiếp tục làm sạch hoặc thậm chí chỉ đơn giản tiếp xúc với nước. Những ảnh hưởng lên các cấu trúc lipid chính của lớp sừng cùng với sự tương tác protein của xà phòng làm trầm trọng thêm tình trạng khô da, da khô không đơn giản là thiếu độ ẩm mà có thể là rối loạn chức năng của lớp sừng bình thường với sự duy trì và tích tụ các tế bào biểu bì bề mặt. Sự hình thành các tế bào biểu bì ở bề mặt da chịu trách nhiệm cho nhiều triệu chứng liên quan đến khô da như đóng vảy, bong tróc, thô sần và tối màu (do tán xạ ánh sáng), căng, mất khả năng đàn hồi, tính co dãn, độ linh hoạt và sau cùng làm nứt và gây kích ứng.

Tất cả các loại xà phòng có khả năng khiến cho làn da khô và bị kích thích, những tác động này được thể hiện rõ nhất ở điều kiện môi trường khắc nghiệt – nhiệt độ lạnh hoặc nóng với độ ẩm thấp, tiếp xúc quá nhiều với bức xạ tia cực tím và tiếp xúc lâu dài với gió. Khả năng khô của xà phòng thay đổi tùy theo thành phần như sự cân bằng giữa các chuỗi tan (C12-14) và chuỗi ít tan (C16-18) của các axit béo thường được dùng để làm xà phòng – thành phần tan được càng cao thì xà phòng càng nhanh khô. Xà phòng chứa nhiều chất béo thường dịu nhẹ hơn các xà phòng thông thường và xà phòng triethanolamine và glycerol dạng bánh là dịu nhẹ nhất trong số các xà phòng bánh phổ biến.

SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA XÀ PHÒNG & THANH LÀM SẠCH (SYNDET) VỚI LỚP SỪNG

Xà phòng (alkyl carboxylate) và syndet (acyl isethionat) đều là chất hoạt động bề mặt anion và giống như tất cả các chất hoạt động bề mặt anion, chúng tương tác với các protein và lipid da. Nhưng vì sự khác biệt trong sự tương tác, xà phòng hóa lý nhóm đầu mạnh dẫn đến khả năng gây ra kích ứng và khô da cao hơn. Nhóm đầu carboxylate rắn chắc dẫn đến mật độ điện tích cao thuận tiện cho sự liên kết và biến tính protein. Ngược lại, gốc đầu isethionat lớn và lan tỏa tạo ra một mật độ điện thấp và ít khả năng tương tác với các protein.

Yếu tố thứ hai và quan trọng nhất góp phần vào tính dịu nhẹ của syndet dạng bánh isethionat là khả năng đưa vào công thức acyl isethionat với nồng độ cao axit stearic mà không làm mất khả năng tạo bọt. Trong thực tế, các bọt dày hơn và mịn hơn bọt của bánh xà phòng thông thường. Các thành phần axit stearic của syndet dạng bánh isethionat hoạt động như một loại kem dưỡng ẩm và giữ lại trên da trong quá trình làm sạch.

Về nguyên tắc, nhiều chất béo là một cách tương tự để giảm tính thô ráp của xà phòng thông thường, nhưng kết quả dịu nhẹ hơn nhiều vì tính thô ráp ban đầu của xà phòng cao hơn syndet và giới hạn trên của xà phòng nhiều chất béo thực tế là gần 10% so với 20-25% acid béo có thể được đưa vào dạng bánh isethionat.

Một sự khác biệt giữa xà phòng và các syndet dạng bánh là pH. Xà phòng có pH kiềm thường khoảng pH 8-11 trong khi các bánh isethionat /acid stearic gần với pH trung tính với pH lớn hơn 7 một ít. Độ pH của các dạng bánh glycerol nằm trong vùng pH 8-9. Những khác biệt về pH có ảnh hưởng đến sự tương tác của các dạng bánh làm sạch với lớp sừng. Các protein của da phồng lên rõ rệt nếu pH chất làm sạch có độ kiềm cao (pH> 8). Các phân tử làm sạch liên kết mạnh mới nhau có thể làm tăng thêm sự phồng này.

pH cao cũng tác động lên các lipid lớp sừng. pH kiềm có thể ion hóa các axit béo trong lớp lipid kép làm chúng giống các phân tử xà phòng và gây mất ổn định cơ cấu tổ chức chặt chẽ của lớp kép này.

THANH LÀM SẠCH NATTIME PH5 KHÔNG CHỨA XÀ PHÒNG

thanh làm sạch nattime ph5

Sản phẩm Bánh Làm Sạch 5in1 Chăm Sóc Toàn Diện 

Thanh Làm Sạch Nattime là sản phẩm làm sạch dịu nhẹ không chứa xà phòng, bổ sung thành phần kem dưỡng. Hàm lượng kem dưỡng chiếm đến 26%, giúp da ẩm mịn, mang lại cảm giác dịu êm ngay sau khi sử dụng. Cam kết không làm da nhạy cảm hơn sau khi sử dụng như xà phòng.  Tìm hiểu thêm!